ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI HÀ NỘI 2021
PHẦN 1:
Câu 1:
“Đồng chí” sáng tác năm 1948.
Tác phẩm được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
Câu 2:
a) Yêu cầu về hình thức:
– Đoạn văn 12 câu
– Đoạn văn theo phép lập luận: Tổng – Phân – hợp
– Đoạn văn có sử dụng phép lặp và câu ghép
b) Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí trong 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí – Chính Hữu
- Câu chủ đề: Nêu ngắn gọn cơ sở hình thành tình đồng chí
- Phân tích:
Ý 1: Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân.
– Thủ pháp đối được sử dụng trong 2 câu thơ đầu: gợi lên sự tương đồng trong cảnh ngộ của người lính.
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”: gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong làn nước.
+ Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” : lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.
-> Các anh tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Ý 2: Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.
– Hình ảnh thơ có sự sóng đôi: gợi nên tình gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.
+ “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ.
+ “ Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Ý 3: Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn
+ “đêm rét chung chăn”- là một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó, sẻ chia, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi những lúc thiếu thốn về vật chất. Chính sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ ấy đã tạo nên hơi ấm để xua tan đi cái lạnh lẽo, cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, giúp họ gắn kết với nhau mà vượt lên gian khó.
-> Tất cả những hành động và tình cảm chân thành ấy đã làm nên những người bạn “tri kỉ” tri âm mà cao hơn là tình đồng chí, đồng đội bền chặt, thiêng liêng.
+ Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ “ đôi” thể hiện sự gắn kết không thể tách rời. Từ “ đôi người xa lạ”, họ đã trở “ đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
– Khép lại đoạn thơ là một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi hai từ “ đồng chí!”.
+ Vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí.
+ Dòng thơ đặc biệt ấy như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương.
=> Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau.
Câu 3:
Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của người lính:
– Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính.
– Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”.
– Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.
PHẦN 2:
Câu 1: Giải thích
– Vạch 1 đường thẳng có giá trị 1 đô la vì đó là một công việc rất dễ dàng và ai cũng có thể làm được
– “Tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đô la vì
+ Phải tìm ra đúng vị trí cần vạch thì công việc mới có hiệu quả, có giá trị
+ Đó là một công việc đòi hỏi sự hiểu biết và người có tri thức, có hiểu biết mới làm được
+ Tri thức giúp nâng cao giá trị bản thân: có quyền đòi hỏi và đưa ra yêu cầu
Câu 2:
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tri thức làm nên giá trị của con người
c) Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nghị luận. Dưới đây là dàn bài gợi ý:
d) Dàn bài gợi ý
1.Mở bài:
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
2.Thân bài:
* Tri thức là gì? Giá trị con người là gì?
– Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kĩ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.
_ giá trị con người là những gì mình có được sau khi thành công, là những đóng góp của mình cho xã hội, là cách nhìn nhận của mọi người xung quanh về mình.
* Người có tri thức là người như thế nào?
– Là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo.
* Tại sao tri thức lại làm nên giá trị con người?
– Tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích.
– Có tri thức sẽ giúp bản thân mình hoàn thiện hơn, tự tin, chủ động, hoàn thành tốt tất cả những công việc.
_ Có tri thức, có sự hiểu biết sẽ giúp mình có tiếng nói, có một vị trí cao và được tôn trọng trong xã hội
_ Có tri thức sẽ tạo nên được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, tạo thiện cảm với mọi người
– Không ai có thể phủ nhận người có tri thức sẽ tạo nên sự thay đổi cho đất nước và thế giới
—> nhấn mạnh lại vấn đề: tri thức tạo nên giá trị tốt đẹp cho con người
* Làm thế nào để có được tri thức
– Phải biết tự giác học tập
– Biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp
– Vận dụng tri thức được học vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích.
* Mở rộng:
+ Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành
+ Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức,cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện
*Liên hệ bản thân: sẽ cố gắng, nỗ lực học tập để có kết quả tốt, không ngừng nâng cao giá trị bản thân
3.Kết bài:
– khẳng định lại vấn đề
MỖI PHẦN, HỌC SINH LẤY DẪN CHỨNG PHÙ HỢP
Biên soạn: Thầy Tiến Anh – Trung tâm HC Education